Thiết bị bán dẫn (Semiconductor) là gì? Ứng dụng của thiết bị bán dẫn

Thiết bị bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là một loại vật chất thường bao gồm silicon, dẫn điện nhiều hơn các chất cách điện như thủy tinh, nhưng không hiệu quả bằng những chất dẫn tinh khiết, như đồng hoặc nhôm.
Thiết bị bán dẫn (Semiconductor) là gì? Ứng dụng của thiết bị bán dẫn

Thiết bị bán dẫn

Khái niệm

Thiết bị bán dẫn tiếng Anh là Semiconductor.

Thiết bị bán dẫn là một loại vật chất thường bao gồm silicon, dẫn điện nhiều hơn các chất cách điện như thủy tinh, nhưng không hiệu quả bằng những chất dẫn tinh khiết, như đồng hoặc nhôm. 

Độ dẫn điện của chúng và các tính chất khác có thể được thay đổi với sự ra đời của tạp chất, được gọi là doping, để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thành phần điện tử mà nó chứa. Thiết bị bán dẫn có thể được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm như máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị, phần cứng chơi game và thiết bị y tế.

Đặc điểm của Thiết bị bán dẫn

Các thiết bị bán dẫn có thể hiển thị một loạt các đặc tính hữu ích như hiển thị điện trở thay đổi, truyền dòng dễ dàng hơn theo một hướng và phản ứng với ánh sáng và nhiệt. Chức năng thực tế của chúng bao gồm khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch và chuyển đổi năng lượng. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp và các công ty sản xuất và thử nghiệm.

Có 4 loại sản phẩm thiết bị bán dẫn chính:

- Bộ nhớ: Chip bộ nhớ đóng vai trò là kho lưu trữ dữ liệu tạm thời và truyền thông tin đến và từ bộ não của thiết bị máy tính. Thị trường bộ nhớ có sự hợp nhất đáng kể, khiến giá bộ nhớ thấp đến mức chỉ một số đại gia như Toshiba, Samsung và NEC có thể đủ - khả năng trụ lại trong cuộc đua thị trường.

- Bộ vi xử lí: Đây là những đơn vị xử lí trung tâm chứa những logic cơ bản để thực hiện các tác vụ. Sự thống trị của Intel đối với phân khúc vi xử lí đã buộc gần như mọi đối thủ khác, ngoại trừ Advanced Micro Devices, ra khỏi thị trường chính thống và đẩy các đối thủ khác vào các phân khúc nhỏ hơn.

- Mạch tích hợp hàng hóa: Chúng đôi khi được gọi là "chip tiêu chuẩn". Chúng được sản xuất theo lô lớn nhằm mục đích xử lí thông thường. Bị chi phối bởi các nhà sản xuất chip châu Á khổng lồ, phân khúc này mang lại tỉ suất lợi nhuận mỏng mà chỉ các công ty bán dẫn lớn nhất mới có thể cạnh tranh.

- Hệ thống trên một vi mạch (SOC) phức tạp: Về cơ bản, hệ thống trên một vi mạch tạo ra một chip mạch tích hợp với toàn bộ khả năng của hệ thống trên chip mạch đó. Thị trường hiện nay đang xoay quanh việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tiêu dùng kết hợp các tính năng mới và có giá thấp hơn. Với các cánh cửa vào bộ nhớ, bộ vi xử lí và thị trường mạch tích hợp hàng hóa đóng chặt, phân khúc SOC được cho là phân khúc duy nhất còn lại có đủ cơ hội để thu hút nhiều công ty đầu tư.

(Theo Investopedia)

Bài viết khác

Linh kiện bán dẫn công suất cơ bản

Linh kiện bán dẫn công suất cơ bản

Linh kiện bán dẫn đã giúp cho nhân loại tiến vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Vậy các linh kiện bán dẫn hoạt động như thế nào? Có những loại linh kiện bán dẫn nào? Trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này.

Linh kiện bán dẫn và những thông tin có thể bạn chưa biết

Linh kiện bán dẫn và những thông tin có thể bạn chưa biết

Linh kiện bán dẫn có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Linh kiện bán dẫn giúp tạo sự kết nối giữa các phần tử điện tử trong các thiết bị và hệ thống, cho phép chúng hoạt động một cách hiệu quả. Để hiểu hơn, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

Vi mạch bán dẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như AI, IoT, 5G, Big Data,…Với nhiều điều kiện thuận lợi, đây chính là lúc Việt Nam gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn. Để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi, Việt Nam cần có chiến lược phát triển Công nghiệp vi mạch bán dẫn của riêng mình, trong đó tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng.

Cơ bản về ngành công nghiệp chip và bán dẫn

Cơ bản về ngành công nghiệp chip và bán dẫn

Những sản phẩm điện tử này thường đều có ít nhất một tấm bo mạch màu xanh, .. Các tấm mạch này được gọi là bo mạch điện tử. Tên chính thống hơn là bo mạch in, viết tắt là PCB (Printed Circuit Board, đôi khi còn được gọi là PWB, Printed Wire Board).

Ai làm chủ thị trường thiết bị điện tử mới thực sự làm chủ công nghiệp bán dẫn

"Ai làm chủ thị trường thiết bị điện tử mới thực sự làm chủ công nghiệp bán dẫn"

Theo nhận định của các chuyên gia, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001-2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Hàng tỷ USD đổ vào các dự án bán dẫn Việt Nam

Hàng tỷ USD đổ vào các dự án bán dẫn Việt Nam

Lĩnh vực bán dẫn Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất bán dẫn khi thu hút sự quan tâm, hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như intel, Samsung…với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp...